TRƯỜNG THPT PHÙNG HƯNG 

Địa chỉ:  PHÙNG HƯNG - KHOÁI CHÂU - HƯNG YÊN

Email :  c3phunghung.hungyen@moet.edu.vn

Fanpage: http://www.facebook.com/thptphunghungkhoaichau 

 Điện thoại : 0913585139

 

SỞ GD &ĐT HƯNG YÊN

TRƯỜNG THPT PHÙNG HƯNG

Số: 03/KH-THPTPH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

 

Phùng Hưng, ngày 10 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT PHÙNG HƯNG

Giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030

 

Căn cứ Luật giáo dục ban hành ngày 14/6/2019, thực hiện Nghị quyết số 29 - NQTW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025 ngày 26/10/2020 thực hiện công văn số 54/SGDĐT- KHTC ngày 12 tháng 1 năm 2021 của Sở giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025 một số định hướng đến năm 2030. Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, trường THPT Phùng Hưng xây dựng “KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Khái quát chung về nhà trường

Trường THPT Phùng Hưng  được thành lập theo Quyết định số 32/2001/QĐ-UB ngày 13/9/2001 của UBND Tỉnh Hưng Yên, với tên gọi Trường THPT dân lập Khoái Châu.

Ngày 11 tháng 8 năm 2008 UBND tỉnh ra Quyết định số 1527/QĐ-UBND “Về việc cho phép chuyển đổi loại hình trường” từ trường THPT dân lập sang loại hình trường tư thục và được mang tên Trường Trung học phổ thông Phùng Hưng.

Ngày 16 tháng 7 năm 2020 Sở GD-ĐT Hưng Yên ra Quyết định số 2591/QĐ-SGDĐT về việc công nhận Hội đồng Quản trị Trường THPT Phùng Hưng gồm 03 thành viên.

   Ngày 31 tháng 03 năm 2022 Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên đã có quyết định số 880/QĐ-SGDĐT công nhận Hội đồng trường Trường THPT Phùng Hưng nhiệm kỳ 2022-2027 gồm 05 thành viên.

          Trường THPT Phùng Hưng là loại hình trường tư thục nên gặp nhiều khó khăn: Sự hiểu biết của học sinh, CMHS học sinh về trường tư thục còn hạn chế; đầu vào của học sinh thấp; nguồn kinh phí xây dựng nhà trường chủ yếu do cá nhân góp vốn…Song vượt lên khó khăn, bằng ý chí và quyết tâm của lãnh đạo nhà trường, bằng tâm huyết của đội ngũ giáo viên, trường đã từng bước khắc phục  khó khăn và góp một phần nhỏ vào sự phát triển của Ngành nói chung và GD địa phương nói riêng. Tính đến năm 2022 trường đã có 22 năm xây dựng và phát triển, từng bước khẳng định vị thế của mình trong khối trường THPT tư thục.

Ngay từ những năm đầu thành lập, nhất là những năm gần đây trường luôn được sự quan tâm, giúp đỡ chỉ đạo trực tiếp của SởGD&ĐT. Sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị(Nay là những người đầu tư góp vốn) đã dành kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học. Đến nay, cơ sở vật chất của nhà trường khá khang trang, cảnh quan Xanh - Sạch - Đẹp, khu sân chơi, sân tập, sân sinh hoạt tập thể dục, các phòng học, phòng chức năng, phòng bộ môn có trang thiết bị đầy đủ đảm bảo tốt việc phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay. Nhà trường đã xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh. Tập thể sư phạm nhà trường luôn đoàn kết, chung sức xây dựng nhà trường. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có năng lực trách nhiệm trong công tác, tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Vì vậy chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày một nâng cao, trường ngày một có thương hiệu và uy tín với xã hội, với CMHS.

Trên cơ sở đó, trường THPT Phùng Hưng xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025 một số định hướng đến năm 2030 nhằm xác định rõ mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình phát triển nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển của trường THPT Phùng Hưng  là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết số 29 NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đồng thời thể hiện quyết tâm xây dựng trường THPT Phùng Hưng trở thành một trong những trường có chất lượng, uy tín trong khối trường ngoài công lập của tỉnh Hưng Yên, góp phần xây dựng ngành giáo dục Hưng Yên phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hòa nhập quốc tế...

2. Môi trường bên trong của nhà trường

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 40 - Nữ 30

 - CBQL: 2

GV giảng dạy: 33 -26 nữ. Trong số 33 giáo viên có 22 giáo viên cơ hữu= 67% ; 100% đạt chuẩn và trên chuẩn.

Nhân viên hành chính 5: 2 cơ hữu (VT, KT), 3 hợp đồng (2 bảo vệ, 1 lao công-tạp vụ)

Chi bộ Đảng có: 19 đảng viên , = 86,3%/CB –GV cơ hữu.

2.2. Về học sinh và chất lượng đào tạo:

+ Quy mô lớp (năm học 2022-2023)

Tổng số lớp: 19 lớp

Tổng số học sinh: 798 học sinh

+ Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm 4 năm gần đây:

Kết quả xếp loại học lực:

Năm học

Tổng số hs

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

2018 - 2019

463

23

4,97%

260

56,16%

180

38,88%

0

0

0

0

2019 - 2020

452

23

5,09%

257

56,86%

171

37,83%

0

0

1

0,22%

2020- 2021

478

51

10,67%

266

55,65%

160

33,47%

0

0

1

0,21%

2021 - 2022

524

69

13,17%

308

58,78%

147

28,05%

0

0

0

0

Kết quả xếp loại hạnh kiểm:

Năm học

Tổng số hs

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

2018 - 2019

463

280

60,48%

183

39,52%

0

0

0

0

2019 - 2020

452

277

61,28%

174

38,5%

0

0

0

0

2020 - 2021

478

259

54,18%

215

44,98%

4

0,84%

  0

0

2021 - 2022

524

336

64,12%

178

33,97%

10

1,91%

  0

0

 

2.3. Đỗ tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học:

- Đỗ tốt nghiệp THPT:         Năm 2018 - 2019: 128/139

Năm 2019 - 2020: 114/124

Năm 2020 - 2021: 195/202

Năm 2021 - 2022: 125/128

- Đỗ Đại học:            Năm 2018 - 2019: 45/139

Năm 2019 - 2020: 48/124

Năm 2020 - 2021: 61/202

Năm 2021 - 2022: 61/128

2.4. Cơ sở vật chất:

- Trường có diện tích 10.000m2

- 2 nhà kiên cố (1 nhà 2 tầng, 1 nhà 3tầng) - với 20 phòng học,1 phòng học tin học với dàn máy mới cấu hình cao và các phòng làm việc, phòng họp….phòng chức năng, phòng thư viện, phòng thiết bị dạy học.

- Các phòng học xây dựng đúng quy chuẩn. Trang bị các phòng học tốt đủ bàn ghế, đủ ánh sáng, quạt mát, 01 máy chiếu, có internet, wifi, thư viện. Trường có sân tập, sân sinh hoạt, vui chơi.

- Cơ sở vật chất của trường đáp ứng được yêu cầu dạy và học.

2.5. Thành tích nổi bật và điểm mạnh:

- Trong những năm qua nhà trường luôn luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu trong năm học.

- Trường luôn đạt tập thể lao động tiên tiến. Công đoàn vững mạnh. Đoàn trường vững mạnh.

2.6. Điểm yếu:

-Việc đổi mới PPDH và KTĐG ở một số GV còn chưa thường xuyên, chưa tích cực,còn tâm lí e ngại đổi mới, năng lực CNTT còn hạn chế. Đời sống của CB-GV còn gặp nhiều khó khăn.

- BGH dự giờ và kiểm tra đột xuất còn ít.

- Công tác chủ nhiệm lớp ở một số GV  hiệu quả chưa cao.

- Do tình hình dịch bệnh, chuyển sang dạy trực tuyến nên 1 số kế hoạch đặt ra chưa hoàn thành, như: thi GVDG cấp trường, tổ chức cho HS  học tập qua thăm quan, trải nghiệm...

- Chất lượng học sinh đầu vào (điểm xét tuyển lớp 10) thấp. Một bộ phận học sinh chưa tự giác, chưa có ý thức học tập rèn luyện, nhận thức chưa sâu sắc về giá trị sống, văn hóa ứng xử và kĩ năng sống.

- Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đồng bộ: các phòng học thực hành bộ môn còn thiếu, thư viện trường chưa đủ quy chuẩn và diện tích, sân tập diện tích còn nhỏ...Những hạn chế về cơ sở vật chất đã ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục của trường.

- Tỉ lệ HS bỏ học còn cao: năm học 2021-2022: 14/524hs  (2,6%)

3. Môi trường bên ngoài

3.1. Thời cơ và thuận lợi:

- Nghị Quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần 8 khóa XII về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo…” mở ra thời cơ và thuận lợi cho ngành giáo dục. Chủ trương xã hội hóa giáo dục đa dạng hóa loại hình trường lớp, xã hội, phụ huynh học sinh và học sinh giảm dần mặc cảm đối với loại hình trường tư…

- Những kết quả trường đã đạt được trong những năm qua nhất là thực hiện kỉ cương nề nếp, xây dựng cơ sở vật chất và kết quả đào tạo - đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT, sự quan tâm phối hợp của phụ huynh học sinh, trường đã tạo được sự tín nhiệm của xã hội. Đó là những yếu tố thuận lợi và thời cơ để trường tiếp tục phát triển.

 - Huyện Khoái Châu được Sở GD-ĐT đánh giá là huyện có chất lượng Giáo dục Trung học cơ sở tốt so với mặt bằng của Tỉnh. Vì thế HS ở dưới THCS đã được làm quen, thực hiện khá tốt với việc Đổi mới PPGD và KTĐG. Đa số các trường THCS được học Tiếng Anh thí điểm.

          - Chính quyền địa phương các xã thuộc vùng tuyển sinh, đặc biệt là xã Phùng Hưng  quan tâm hỗ trợ  rất tốt về an ninh trật tự. Ban đại diện CMHS, cũng như mỗi gia đình HS nhìn chung là ủng hộ,  phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.

3.2. Thách thức:

- Thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo trong nhà trường, xây dựng trường chất lượng cao đòi hỏi có một đội ngũ giáo viên tinh thông nghề nghiệp, có phương pháp giáo dục tiên tiến, có trình độ sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ cho công tác quản lí, điều hành và giảng dạy tốt. Hội nhập toàn cầu trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0, cơ hội học tập, định hướng nghề nghiệp và việc làm sau khi học xong chương trình THPT là một thách thức lớn nhất đối với nhà trường

- Năm học 2022-2023, năm học đầu tiên các nhà trường THPT thực hiện chương trình GDTT 2018; Khối 10 thực hiện sgk mới; Việc cho hs đăng kí các môn lựa chọn sao cho phù hợp với năng lực bản thân hs nhưng còn phải phù hợp với điều kiện đội ngũ  thực tế của nhà trường và phân công lao động cho GV cũng là một thách thức lớn.

- Việc tuyển sinh năm 2022 đã tăng lên được 9 lớp, đòi hỏi nhà trường cần sửa sang, nâng cấp cơ sở vật chất cũng như tuyển dụng, thỉnh giảng  thêm GV ở một số bộ môn đáp ứng cho chương trình GDTT 2018.

- Ở THCS, HS đã được học theo mô hình Trường học mới, chương trình tiếng Anh thí điểm... Vì thế BGH trường phải có sự nỗ lực nhiều hơn trong quản lý, GV phải cố gắng nhiều hơn trong giảng dạy và chủ nhiệm, các Đoàn thể phải đổi mới sáng tạo trong công tác mới thu hút HS,  để nhà trường   phát triển bền vững.

- Chất lượng đầu vào lớp 10 còn thấp. Một số HS chưa chăm, ngoan. Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến con em  nên nguy cơ bỏ học cao.

- Một số học sinh do chưa xác định đúng động cơ mục đích học tập nên chưa cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện.

- Tác động của các loại hình vui chơi giải trí không lành mạnh bên ngoài học đường, của mạng XH...khiến một số HS bị ảnh hưởng, ham chơi, thích hưởng thụ, giá trị sống lệch lạc.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học cần được trang bị thêm để đáp ứng với việc Đổi mới PPGD và KTĐG hiện nay.

- Tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn. Nhà trường luôn tuyên truyền để CB-GV-NV cũng như HS nhà trường không chủ quan lơ là  trong công tác phòng chống dịch bệnh. Nâng cao kĩ năng  thích ứng, nỗ lực của mỗi cá nhân khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh..

II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

1. Tầm nhìn:

Xây dựng và phát triển Trường THPT Phùng Hưng theo hướng chuẩn hóa, trở thành trường có chất lượng giáo dục toàn diện, uy tín, đáp ứng xu thế phát triển của đất nước.

2. Sứ mệnh: “ CHẤT LƯỢNG – NỀ NẾP KỈ CƯƠNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”

3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:

Trí Tuệ - Trách nhiệm – Tự Tin -  Khát vọng - Sáng tạo

Phương châm hành động: “Chất lượng - Hiệu quả là danh dự của nhà trường”

III.MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

1. Mục tiêu chung:

- Xây dựng nhà trường ổn định về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

- Phấn đấu xây dựng trường THPT Phùng Hưng đạt Chất lượng giáo dục toàn diện và môi trường giáo dục nhân văn “ Nhà trường thân thiện- Học sinh tích cực”

2.Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2022-2025 một số định hướng đến năm 2030.

2.1. Mục tiêu ngắn hạn:

- Giữ vững quy mô từ 19 - 26 lớp

- Thực hiện tốt kế hoạch tuyển sinh, dự kiến tuyển sinh 8 lớp 10 vào 2 năm 2023-2024 và 2024-2025

- Tập trung cải tiến phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Thực hiện giáo dục STEM để gắn kiến thức vào thực tiễn. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện (dạy người-dạy chữ), chất lượng đại trà, xây dựng thương hiệu, uy tín về chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lí, đổi mới phương pháp giảng dạy và KTĐG

- Nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ, tin học, thực hiện dạy kĩ năng sống. Phấn đấu đỗ tốt nghiệp 2023-2024 đạt 98% trở lên, năm 2025: 99% trở lên. Đỗ đại học năm 2023: 35%, năm 2024: 40%, năm 2025: 45%. Giảm tỷ lệ học sinh yếu xuống 0,5%, học sinh đạt học lực giỏi 10-12%, khá 60% trở lên. Tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm Khá-Tốt 99%, lưu ban không quá 1%, bỏ học không quá 2%.

2.2. Mục tiêu trung hạn:

- Xây dựng Trường THPT Phùng Hưng  trở thành ngôi trường với 3 giá trị cơ bản: Đoàn kết, trách nhiệm- Tự trọng, nhân ái- Đổi mới, sáng tạo.

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo có phẩm chất, năng lực sư phạm. Phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ, tin học. Thực hiện dạy kỹ năng sống, hướng tới việc đào tạo, bồi dưỡng học sinh tham dự các cuộc thi: Văn nghệ,TDTT, KHKT... cấp tỉnh,

- Áp dụng các chuẩn kiểm định chất lượng phổ thông vào công tác tự đánh giá, công tác quản lí các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ tốt cho công tác dạy và học.

- Phấn đấu trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến xuất sắc, được Giấy khen của Sở GD-ĐT năm 2024.

2.3. Mục tiêu dài hạn:

Từ 2025 đến 2030 phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

- Thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục (tự đánh giá, đánh giá ngoài cấp độ 1).

- Quan tâm đội ngũ giáo viên của trường, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Có từ 1 đến 3 giáo viên được công nhận giáo viên giỏi cấp tỉnh.

- Có quy mô 19 đến 26 lớp, xây dựng nhà trường tiên tiến, chất lượng toàn diện, phát triển bền vững.

- Xây dựng CSVC từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu trường chất lượng cao khối ngoài công lập của tỉnh. Nhà trường hàng năm đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, được Sở GD-ĐT tặng Giấy khen.

3. Chỉ tiêu cụ thể giai đoạn 2022-2025

3.1 Tổ chức quản lí Nhà trường:

- Thực hiện đổi mới công tác quản lí, phát huy vai trò của Hội đồng trường, tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lí và điều hành mọi hoạt động của Nhà trường. Khai thác có hiệu quả phần mềm Quản lý văn bản, cơ sở dữ liệu của Ngành.

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các kế hoạch năm học.

- Quản lí và sử dụng đội ngũ, quy hoạch và phát triển từ 10-20% CBQL-giáo viên đạt trên chuẩn.

- Quản lí và sử dụng nguồn thu đúng mục đích, có hiệu quả và tiết kiệm.

3.2 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Phấn đấu từ 2022 tuyển thêm giáo viên cơ hữu (tuyển thêm : địa 01, hóa 01, GDCD: 1, GDTC: 2, GDQP: 1. Ưu tiên SV tốt nghiệp các trường ĐHSP Hà Nội 1, 2,  có trình độ thạc sĩ.

- Phấn đấu 100% CBQL, giáo viên sử dụng thành thạo CNTT cơ bản trong giảng dạy và công tác.

- Hàng năm 100% CB-GV-NV được đánh giá chuẩn nghề nghiệp từ mức đạt trở lên.

- Hàng năm 100% CB và GV thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy và kiểm tra đánh giá.

- Phấn đấu từ năm 2025-2030 có từ 10%-20% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.

3.3.Học sinh:

Quy mô

Năm học 2022-2023: Giữ vững sĩ số 19 lớp, 798HS. BQ=42 hs/lớp.

Khối lớp

Số lớp

Số HS

Bình quân HS/lớp

Khối 10

9lớp

400

44,4

Khối 11

6 lớp

256

42,7

Khối 12

4 lớp

142

35,5

Năm học 2023-2024:

Tuyển mới

10 Lớp 10

450 HS

45 hs/lớp

Khối 11

9 Lớp 11

400

44,4

Khối 12

6 Lớp 12

256

42,7

Năm học 2024 – 2025:

Tuyển mới

8 Lớp 10

360 HS

45 hs/lớp

Khối 11

8 Lớp 11

360 HS

45 hs/lớp

Khối 12

9 Lớp 12

400

44,4

Số lượng học sinh 3 năm tăng từ 798 hs đến 1.100 hs.

Chất lượng giáo dục

  • Học lực:

Giỏi :

10-12%

 

Khá:

65-70%

 

Trung bình:

18-19%

 

Yếu:

0,5-1%

 

Kém:

0%

- Tỷ lệ đỗ đại học:

+ Từ 2022-2025: 40%,

+ Từ năm 2025-2030:45%.

- Tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm 99% trở lên, giảm tỉ lệ học sinh học yếu xuống dưới 0,5%.

+ Xếp loại Hạnh kiểm hàng năm: TỐT và KHÁ trên: 97%.

Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông khối 10 năm học 2022-2023 đến năm 2025 phấn đấu 100% HS xếp loại đạt, 100% HS đạt yêu cầu trở lên về kiểm tra thể lực theo chuẩn của Bộ GDĐT. Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản. Xây dựng môi trường làm việc, học tập an toàn, thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.

3.4. Cơ sở vật chất:

- Xây dựng khuôn viên nhà trường An toàn-Xanh-Sạch-Đẹp. Xây dựng “Nhà trường thân thiện- Học sinh tích cực”.

- Thực hiện tốt công tác sử dụng, bảo quản, sửa chữa, mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

- Giai đoạn 2022-2024:Bố trí sắp xếp, tổ chức lại các phòng làm việc, thư viên, phòng học bộ môn một cách hợp lí, khoa học, đảm bảo có đủ phòng bộ môn theo chuẩn. Mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ. Tạo sân chơi bổ ích cho các Câu lạc bộ.

- Từ năm 2025-2030: xây dựng thêm phòng học mới, nâng cấp sân tập thành sân cỏ nhân tạo. Lắp điều hòa cho các phòng làm việc và lớp học.

Chỉ tiêu thi đua:

- Hàng năm trường có 100% tổ đạt danh hiệu tập thể lao độngtiên tiến, phấn đấu năm 2024- 2025 được Sở GD-ĐT tặng Giấy khen.

- Chi bộ: Hàng năm đạt tổ chức Đảng hoàn thành tôt nhiệm vụ trở lên

- Các tổ chức: Công đoàn, đoàn TN hàng năm đạt danh hiệu vững mạnh.

- Hàng năm 100% CB-GV-NV đạt danh hiệu LĐTT. Phấn đấu có  trong đó 5% đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở.

3.6.Xã hội hóa giáo dục:

Tăng cường phối hợp với Hội CMHS thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, góp phần thêm kinh phí cải tạo CSVC, khuyến học, khuyến tài. Đặc biệt giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Thực hiện quyên góp, đóng góp, ủng hộ theo thỏa thuận và thiết thực.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

1. Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế các văn bản về mọi hoạt động trong trường tạo cơ sở pháp lý để nhà trường hoạt động.

- Xây dựng đội ngũ CB-GV mạnh về chất lượng, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn giỏi, có trình độ tin học, ngoại ngữ, có đạo đức nhà giáo, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, trách nhiệm với nhà trường với nghề, có khát vọng xây dựng nhà trường tiên tiến, chất lượng, uy tín và thương hiệu.

- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo hướng sử dụng đội ngũ hiện có là chính, tuyển mới giáo viên ở một số bộ môn. Động viên giáo viên cơ hữu đi học trên đại học.

- Hàng năm đánh giá và ghi nhận chất lượng, kết quả hoạt động của GV thông qua các tiêu chí về hiệu quả đối với sự phát triển của nhà trường, trên cơ sở đó sẽ giao nhiệm vụ, khen thưởng kịp thời đối với những CB-GV có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.

- Tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác, chia sẻ để mỗi CB-GV an tâm công tác, cống hiến và gắn kết với trường.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng đạo đức và chất lượng văn hóa. Tăng cường giáo dục truyền thống, chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, an toàn học đường, giáo dục dân số và vệ sinh môi trường, thực hiện tốt giáo dục thể chất. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Đổi mới hoạt động tập thể, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giúp học sinh có lí tưởng, có mục tiêu sống đúng, có kĩ năng sống cơ bản.

2. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực phẩm chất.

- Nâng cao giáo dục toàn diện đặc biệt là giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, tăng cường giáo dục STEM giúp học sinh có kĩ năng sống cơ bản và gắn kết kiến thức với thực tiễn.

- Tăng cường bồi dưỡng học sinh yếu kém còn hạn chế năng lực nhận thức, kết quả học tập.

3. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường thiết bị dạy học

- Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa, bảo quản và sử dụng hiệu quả, chất lượng.

- Tập huấn cho giáo viên sử dụng và khai thác thiết bị hiện đại như máy chiếu...

- Phân công GV theo dõi sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

4.Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí.

- Tổ chức tập huấn cho CB-GV sử dụng thành thạo phần mềm như phần mềm quản lí nhân sự, quản lí học sinh, thư viện, thiết bị, các phần mềm dạy học trực tuyến để áp dụng tốt trong giảng dạy.

- Chỉ đạo mỗi tổ CM mỗi GV phải đăng kí sử dụng thư điện tử, tạo nhóm zalo, facebook…để trao đổi tài liệu tham khảo, thông tin công tác, nâng cao đường truyền Internet, mở rộng mạng nội bộ và khai thác tốt mạng internet để học tập, tham khảo tài liệu.

- Duy trì và nâng cao hiệu quả trang fanpage, websie... của trường để tạo điều kiện tốt cho GV-HS trong các hoạt động cũng như quảng bá hình ảnh của nhà trường.

5. Thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục

- Hàng năm củng cố Ban đại diện CMHS ở các lớp và của trường, tạo điều kiện và hỗ trợ để Ban đại diện CMHS hoạt động có hiệu quả.

- Phối hợp chặt chẽ với BĐD CMHS vận động đóng góp cơ sở vật chất xây dựng nhà trường, lớp, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn…

- Phối hợp với các ngành liên quan, nhất là công an làm tốt công tác giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường, phòng chống các tệ nạn xã hội trong nhà trường.

6. Tăng cường mối quan hệ nhà trường-gia đình-xã hội và các trường bạn

- Tích cực tuyên truyền tới CMHS tham gia mua BHYT-BHTT cho học sinh.

- Quan hệ với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội ở huyện, tỉnh.  Phối hợp với các Công an xã, công an huyện, tổ chức  Đoàn của xã và huyện  trong công tác giáo dục, giáo dục truyền thống, giáo dục lí tưởng, kĩ năng sống…cho HS.

- Quan hệ với một số trường bạn giao lưu về phương pháp giảng dạy, quản lí, công tác chủ nhiệm, thể thao, văn nghệ…

7. Đẩy mạnh công tác về truyền thông giáo dục, xây dựng thương hiệu nhà trường.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, cây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên nhà trường trong xây dựng và phát triển.

- Xây dựng hình ảnh và tín nhiệm của xã hội đối với trường

- Xây dựng trang Websie nhà trường phong phú và hoạt động có hiệu quả.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch phát triển nhà trường trong giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Kế hoạch chiến lược…được phổ biến rộng rãi toàn thể CB-GV-NV nhà trường, CMHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

- Hội đồng trường và trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm điều hành quá trình triển khai kế hoạch chiến lược, điều chỉnh bổ sung kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

2. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

Giai đoạn 1: Từ năm 2022 -2023: Xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục. Chuẩn bị cho việc tự đánh giá.

Giai đoạn 2: Từ năm 2023-2025: Duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục. Tự đánh giá và đánh giá ngoài.

Ổn định quy mô, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu đạt đơn vị  tiên tiến được Sở GD-ĐT khen.

Giai đoạn 3: Từ năm 2025-2030: Thực hiện các sứ mệnh chiến lược phát triển. , phấn đấu đạt đơn vị  tiên tiến xuất sắc,  được UBND tỉnh khen.

3. Phân công nhiệm vụ cụ thể

3.1. Đối với chủ tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng:

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường, chỉ đạo Hội đồng trường thực hiện kế hoạch chiến lược, định kì rà soát để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với thực tế của đơn vị và những chỉ đạo thay đổi của cấp trên.

3.2. Phó HT:

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

3.3. Đối với các đoàn thể

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động CB-GV-NV và học sinh tích cực thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị cơ bản của từng năm học, làm tốt công tác tham mưu, phối hợp, đổi mới tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

3.4. Đối với các tổ chuyên, tổ văn phòng

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của từng thành viên, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

3.5. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của trường để xây dựng kế hoạch cá nhân, trường sẽ căn cứ kế hoạch cá nhân giao khoán thực hiện kết quả giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp.

- Đề xuất giải pháp để thực hiện kế hoạch năm học và kế hoạch chiến lược.

3.6. Đối với học sinh và CMHS

- Thực hiện nghiêm nền nếp, kỉ cương và các nhiệm vụ, các quy định của nhà trường dưới sự chỉ dẫn của GVCN và tổ chức Đoàn thanh niên.

- Tích cực hoạt động tự quản, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tham gia các hoạt động trải nghiệm, kĩ năng sống.

- Đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện CMHS các lớp có hiệu quả, làm tốt công tác xã hội hóa.

VI. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Kế hoạch chiến lược là một văn bản có giá trị định hướng cho việc xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường trong tương lai, giúp nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho từng năm học một cách bền vũng.

Kế hoạch chiến lược còn thể hiện quyết tâm xây dựng trường tiến tiến, chất lượng giáo dục, có uy tín và thương hiệu của CB-GV và HS.

Trên đây là chiến lược phát triển trường THPT Phùng Hưng giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, nhà trường sẽ xây dựng lộ trình, cụ thể hóa thành chương trình hành động phù hợp với tình hình thực tế của trường, của địa phương và yêu cầu phát triển của ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường nói riêng và của Ngành GD tỉnh Hưng Yên nói chung.

Trường THPT Phùng Hưng  trân trọng kính trình!

 

Nơi gửi:

- Sở GDĐT Hưng Yên

- BGH, BCM, Các đoàn thể

- Các tổ CM, tổ VP và các

bộ phận chức năng

- Đăng trên trang Web của trường

- Lưu VP

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Lê Thị Vân Hường